Phương thức chăn nuôi ngỗng vỗ béo

1. Tình hình chăn nuôi ngỗng trên thế giới và trong nước

Ngỗng là một trong những loài gia cầm được con người nuôi thuần hóa sóm nhất, từ những bức tranh cổ ngỗng luôn là đối tượng hiện diện rất gần với đời sống của con người. Ngành chăn nuôi ngỗng rất phát triển ở châu Âu và Trung Quốc. Tuy có lịch sử phát triển lâu dài như vậy nhưng nghề chăn nuôi ngỗng không phát triển nhảy vọt như gà và vịt mà có những giai đoạn phát triển chậm và có khi giảm sút, nhất là trong thế thế kỷ vừa qua và hiện nay cũng có tốc độ phát triển không cao lắm. Theo điều tra của M.N. Romanov (2002) trên thế giới hiện nay chỉ còn hiện diện 59 giống ngỗng trong đó nhiều giống ngỗng có nguy cơ diệt chủng. Sản phẩm từ ngỗng là thịt, gan béo, mỡ và lông. Ngỗng được nuôi nhiều nhất ở Trung Quốc (bảng 1)

Bảng 1. Số lượng và sản lượng ngỗng ở Trung Quốc và trên thế giới

Chỉ tiêu Trên thế giới Trung Quốc Phần còn lại
Số ngỗng 204 175 chiếm 29 chiếm
(triệu) 86% 14%
Thịt ngỗng 1790 1640 chiếm 150 chiếm
(1000 t) 92% 8%
Từ những giống ngỗng trên các nhà nghiên cứu đã chọn lọc và lai tạo cho ra những tổ hợp lai có năng suất trứng cao và thể trọng cao ở 3 tháng tuổi. Sức sản xuất của một số tổ hợp lai ngỗng xám và ngỗng trắng thể trọng lúc 93 ngày tuổi là 4,0 – 4,5 kg, ngỗng đực trưởng thành nặng 6-7 kg, ngỗng cái nặng 5,8 – 6,5 kg, năng suất trứng 35 – 45 trứng/năm, 2 lứa đẻ đạt 60 trứng và nhồi lấy gan có thể thu dược 350 – 600 g gan béo. Một ngỗng cái có thể sinh sản được 40 — 45 ngỗng con, từ đó có thể sản xuất ra 160 – 180 kg thịt, 70 — 80 kg mỡ và 20 – 25 kg gan béo, 1 – 2 kg lông tơ và 4 – 7 kg lông thô.Ở Việt Nam chưa có nhiều tài liệu nói về nghề nuôi ngỗng, nhất là khu vực phía Nam. Theo Mạc Thị Quý và cs (1999) ngỗng được nuôi tại nhiều vùng như Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội), Cẩm Giàng, Khoái Châu (Hưng Yên), Vĩnh Yên, Vĩnh Lạc (Vĩnh Phúc), Yên Phong, Việt Yên (Bắc Giang). Ngỗng được nuôi lẻ tẻ theo từng hộ gia đình vài con chứ chưa thành đàn lớn.
Những giống ngỗng nội như ngỗng Sen Trắng, ngỗng Sư Tứ lông xám hầu như chưa có nghiên cứu về khả năng sản xuất cũng như vai trò kinh tế của chúng. Năm 1976 Việt Nam đã nhập ngỗng Rheinland về nuôi tại Viện Chăn nuôi quốc gia. Theo Nguyễn Đăng Vang (1986) ngỗng Rheinland dễ nuôi, thích nghi nhanh chóng với phương thức nuôi chăn thả tại nhiều địa phương ở miền Bắc và miền Trung. Năng suất cũng khá cao, trọng lượng lúc 63 ngày tuổi ngỗng đực nặng 4,0 – 4,5 kg, cái nặng 3,8 – 4,2 kg. Năng suất trứng đạt 54 – 64 quả/vụ (Nguyễn Đăng Vang, 1986). Năm 1999 Mạc Thị Quý và cộng sự khảo sát năng suất của đàn ngỗng Rheinland nuôi chăn thả trên nhiều địa phương Bắc bộ cho thấy kết quả rất khả quan, tỷ lệ nuôi sống ngỗng con từ 0 – 77 ngày tuổi là khá cao 91,7 — 95%, trọng lượng lúc 77 ngày tuổi đạt 4,0 kg (đực) và 3,6 kg (cái). Con lai giữa ngỗng đực xám địa phương với ngỗng cái Rheinland cho tỷ lệ nuôi sống rất cao, đạt 98,4% trong giai đoạn 0 -77 ngày tuổi. Trọng lượng lúc 77 ngày tuổi đạt bình quân 4,4 kg. Với phương thức nuôi chăn thả mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trọng lượng sống rất thấp, 1,7 – 2 kg thóc và bắp. 

Sản lượng trứng bình quân 57,3 quả trứng/vụ với tỷ lệ trứng có phôi bình quân 88,1%. Ấp trứng bằng máy ấp cho tỷ lệ nở trung bình 63% trên tổng số trứng đem ấp. Mức tiêu thụ lúa và bắp bình quân/1 ngỗng cái sinh sản là 49,2kg/năm.

2. Một số ưu nhược điểm của ngỗng
a) Ưu điểm
Ngỗng thích nghi tốt trong điều kiện nóng và ẩm ở Việt Nam, khả năng kháng bệnh tốt, ăn tạp, sử dụng và tiêu hóa được nhiều thức ăn thô xanh, sau 6 tuần tuổi ngỗng có thể sử dụng 40 – 50% thức ăn thô xanh như rau, cỏ. Thịt ngỗng có vật chất khô cao, hàm lượng protein và năng lượng cao hơn thịt heo, nhiều mỡ giữa mô cơ nhưng mỡ không làm giảm giá trị và chất lượng thịt mà mờ làm cho thịt mềm, ngon, mỡ ngỗng đông đặc ở nhiệt độ thấp < 25°c.b) Nhược điểm
Năng suất trứng thấp, tốc độ tăng trọng nhanh nhưng trọng lượng và thời điểm có thể giết thịt được chậm hơn so với gà và vịt. Chế biến thịt ngỗng phức tạp hơn thịt gà và vịt.
Với những ưu khuyết điểm trên ta thấy ngỗng khó có thể phát triển mạnh như các loài gia cầm khác, nhưng trong cơ cấu vật nuôi ở nước nông nghiệp như Việt Nam thì ngỗng là loài gia cầm cần thiết trong hệ thống chăn nuôi bền vững. 

c) Mục đích của nghề chăn nuôi ngỗng
Mục đích nuôi ngỗng để sản xuất thịt và lông, thịt ngỗng béo hơn thịt các loài gia cầm khác nên được một số vùng địa phương ưa thích. Lông tơ mịn 25 — 50 g/con là sản phẩm rất có giá trị, len, mền, quần áo ấm từ lông ngỗng vừa nhẹ, mịn lại giữ ấm tốt.

Nuôi ngỗng thả lang thang trong trang trại vừa diệt cỏ dại, thu nhặt phụ phế phẩm rơi vãi trên đồng bãi, trên trang trại. Ngỗng có thể giữ nhà tốt do mắt và tai ngỗng rất thính nên khi phát hiện có người lạ đột nhập kêu, tiếng kêu rất to có thể báo động cho chủ biết.

3. Phương thức nuôi
a) Nuôi nhốt
Hình thức nuôi nhốt tập trung chỉ có thể trong những trại thuộc các trung tâm nghiên cứu về ngỗng. Trên thế giới nuôi ngỗng cũng chỉ nhốt lúc úm ngỗng con và khi nhồi béo Ịấy gan, còn ngỗng từ 1 tuần tuổi thường thả ra sân chơi hay bãi cỏ như nuôi vịt Xiêm.
Do sản phẩm không phổ biến ở Việt Nam nên việc nuôi ngỗng nhốt thâm canh hầu như không có.b) Nuôi chăn thả
Ngỗng thường nuôi theo quần thể nhỏ từ vài con đến vài chục con trong trang trại. 

4. Kỹ thuật nuôi ngỗng

a) Nuôi ngỗng con từ 0 – 4 tuần tuổi
+ Chọn ngỗng con
Chọn ngỗng con khỏe mạnh nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh, bộ lông óng ánh, bông xốp, không bị bết lông, không hỏ ( rốn, không bị dị tật).+ Chuồng trại
Trong tuần dầu có thể úm ngỗng con trên nền hoặc trên sàn trong chuồng nuôi sao cho đảm bảo đủ ấm, an toàn cho ngỗng. Chuồng ngỗng đơn giản, có thể dùng cót ép, mành cao khoảng 40 – 50 cm quây ngỗng lại, dưới nền lót trấu, rơm hoặc cỏ khô giữ ấm chân cho ngỗng. 

Nhiệt độ cần thiết trong 5 ngày đầu là 30 – 31°c, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hoặc lúc trời mưa gió nên dùng bóng đèn tròn sưởi ấm cho ngỗng; đặc biệt chú ý trong 3 ngày đầu tiên, bóng đèn cao cách lưng ngỗng khoảng 30 cm. Sau 5 ngày ngỗng con đã có thể thả ra sân chơi hay vườn cỏ trong những giờ nắng ấm, lưu ý trong 4 tuần đầu giữ không để ngỗng con bị ướt lông dễ bị lạnh gây cúm chảy nước mắt mũi và làm chết ngỗng.

Mật độ trong tuần đầu 20 – 25 con/m2 nền chuồng, úm trên lồng có thể nuôi ở mật độ 40 con/m2. Ngỗng lớn rất nhanh trong giai đoạn này nên sau 1 tuần phải nuôi giãn mật độ và cho ra sân chơi hay bãi cỏ như vậy mới tránh được hiện tượng mổ lông nhau.

Máng ăn: người ta thường trải thức ăn trên khay, nia hay mẹt có khoảng rộng cho ngỗng đứng ăn, như vậy thức ăn đỡ rơi vãi hơn so với cách trải thức ẳn trên nền chuồng.

Máng uống rất quan trọng, đảm bảo luôn có nước sạch cho ngỗng con uổng. Hiện nay loại bình uống tự động cũng đã phổ biến, mỗi bình có thể sử dụng cho 80 – 100 ngỗng con, 60 – 70 ngỗng lớn.

Thức ăn
Trong những ngày đầu cho ngỗng ăn rau non, mềm như xà lách, rau diếp thái thật nhỏ trộn lẫn với thức ăn dạng bột, sau 2 ngày có thể cho ăn thức ăn hỗn hợp của gà con, vịt con. Ngoài rau thái nhỏ trộn với thức ăn nên để rau nguyên cây cột ở góc chuồng cho ngỗng con tự tập vặt lá cây, lượng rau thái nhỏ trộn trong thức ăn không quá nhiều sao cho ngỗng ăn được nhiều thức ăn đủ cho nhu cầu sinh trưởng phát triển nhanh trong thời kỳ ngỗng con, theo dỏì những lần trải thức ăn nếu ngỗng ăn hết thức ăn còn lại rau thì nên bớt rau. Cho ngỗng ăn tự do với 5-6 lần trải thức ãn/ngày, nên theo dõi và điều chinh lượng thức ăn sao cho sau 10 – 20 phút ngỗng ăn hết thức ăn trải trong khay, sau đó ngỗng sẽ nhặt sạch máng ăn.

Sau 1 tuần có thể thá ngỗng ra bãi chản thả, trong giai đoạn này ngỗng nhanh lớn, rết háu ăn. Thức ăn hỗn hợp chỉ cho ăn 2 bữa chính sáng và chiềụ với lượng thức ân tự do. Tùy vào tình trạng nguồn thức ăn trên bãi thả và tốc độ tăng trọng của ngỗng mà quyết định sử dụng thức ăn hỗn hợp hay chỉ cho ăn thêm lúa hoặc bắp.

b) Nuôi ngỗng giò 5 tuần tuổi trở lên
Giai đoạn này ngỗng rất phàm ăn, tốc dộ tăng trọng nhanh nên chế độ nuôi dưỡng cũng phải phù hợp. Nuôi ngỗng thịt cho ăn thức ăn hỗn hợp của vịt choai đi mức protein 15 – 16%, lúc này ngỗng có thể sử dụng khoảng 30 – 50% thức ăn xanh như cỏ, rau. Nên cho ngỗng ăn rau cỏ trên bãi chăn thả ngỗng sẽ tự lựa chọn thức ăn nên không bị tiêu chảy, phân khô, chuồng sẽ sạch hơn. Trong giai đoạn này có thể tận dụng thức ăn dư thừa, phụ phế phẩm nông – công nghiệp như bã đậu, hèm bia, hèm rượu làm thức ăn cho ngỗng, sau 8 tuần, ngỗng có thể sử dụng được tới 50 – 60% thức ăn thô xanh nên nếu có bãi chăn thả rộng sẽ giảm lượng thức ăn và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ngỗng có thể giết thịt lúc 10 đến 12 tuần tuổi khi trọng lượng đạt 3,5 – 4,5 kg tùy giống.

c) Vỗ béo (nhồi ngỗng)
Khi ngỗng được 8 tuần tuổi là thời gian nhồi vỗ béo thích hợp để có thịt ngỗng và gan ngỗng béo, ngon. Chủ yếu ép ngỗng ăn nhiều thức ăn hơn khả năng ăn của chúng với thức ăn có nhiều chất bột đường như gạo, bắp, khoai lang, khoai mì, bí đỏ, thêm cám gạo, nếu có thể thêm bánh đầu phọng và ít bột cá lợ khoảng 5%, khoảng 20% rau xanh, tâ’t cả hỗn hợp nấu chín và cho ngỗng ăn tự do.

Trong 1 tuần đầu cho ăn thật no, thức ăn ngon cho chúng ăn được càng nhiều thức ăn càng tốt. Khi ngỗng đã mập có thể nhồi cưỡng bức trong 1 tuần trước khi kết thúc 2 tuần vỗ béo. Trong thời gian này ngỗng được nhốt trong chuồng yên tĩnh, hơi tối, cho uông nước sạch tự do. Không nên kéo dài thời gian vỗ béo quá 2 tuần.

5. Phòng bệnh cho ngỗng
Ngỗng có sức kháng bệnh khá cao nên hầu như ít bị bệnh. Tuy nhiên khi nuôi tập trung khoảng vài chục con trở lên thì phải tuân thủ quy trình vệ sinh thú y nghiêm ngặt như các loại gia cầm khác. Vệ sinh chuồng trại phải luôn đảm bảo dọn sạch phân rác, chuồng luôn khô ráo, không đọng nước, luôn có nước sạch cho ngỗng uống. Thức ăn ôi, mốc, hư hỏng cũng là nguyên nhân gây bệnh cho ngỗng, có khi chết cả đàn.

Bãi chăn thả không có độc tố như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Nếu có đàn ngỗng trước đã chăn thả thì đồng bãi để trống khoảng 1 đến 2 tháng mới thả đàn mới. Trong trường hợp đàn trước bị bệnh dịch thời gian để trống kéo dài hơn.

Ngỗng con trong tuần đầu cổ thể cho uống kháng sinh phòng bệnh tụ huyết trùng và thương hàn, nếu nuôi ngỗng cao sản có thể bổ sung vitamin tổng hợp trong thức ăn hoặc nước uống để nâng cao sức đề kháng cho ngỗng.

NÔNG THÔN LÀM GIÀU

Địa chỉ: Liên Châu - Thanh Oai - Hà Nội

Email: traiduiphuxuyen@gmail.comm

Youtube: https://www.youtube.com/@nonglamlamgiau

Để tư vấn thêm thông tin

Hãy NHẬP SỐ ĐIỆN THOẠI và yêu cầu gọi lại để được chúng tôi liên lạc hỗ trợ.



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *